Tạo và quản lý thành viên trong wordpress

Xin chào các bạn!

Nếu bạn đang chạy blog WordPress, bạn có thể đang cần thêm người để viết và chỉnh sửa bài post, khi đó bạn cần làm quen với việc phân quyền user trong WordPress.

Quản lý thành viên trong wordpress là những người tham gia vào việc quản trị website, khách hàng, Độc giả đều. Mặc định thì wordpress sẽ gom chung tất cả lại và quản lý cùng một chỗ. Trong bài viết này, hãy cùng hocwordpress tìm hiểu về cách tạo và quản lý thành viên trong wordpress nhé!

Tạo thành viên mới

Để tạo thành viên mới, các bạn vào menu Thành viên > Thêm mới. Sau đó điền các thông tin như:

  • Tên người dùng: là id dùng để đăng nhập của thành viên mới.
  • Email: địa chỉ email của thành viên
  • Mật khẩu: tự tạo hoặc bạn có thể điền mật khẩu vào.
  • Gửi thông báo đến thành viên: thông tin chí tiết tài khoản sẽ được gởi đến email dùng để đăng ký thành viên
  • Vai trò: vai trò của thành viên mới trên website sẽ là gì. Tuỳ thuộc vào công việc đảm nhiệm mà chọn vài trò phù hợp.

Quản lý thành viên

Sau khi tạo thành viên mới, bạn vào menu quản trị thành viên. Bạn sẽ thấy danh sách các thành viên trên website. Đối với các thành viên là người quản lý website, bạn có thể tạo tài khoản cho họ. Tuỳ vào mục đích của website, như web bán hàng, hay website học tập online mà bạn có thể cho phép mọi người tự đăng ký thành viên. Lúc này bạn cần tạo các trang đăng ký, quản lý hồ sơ ngoài trang chủ để họ sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn cho trang quản trị. Để làm được điều này, ngoài sử dụng code bạn có thể sử dụng plugin thay thế. Hoặc một số plugin chức năng có sẵn các trang đăng ký và quản lý tài khoản đi kèm ví dụ như plugin bán hàng Woocommerce.

Giao diện quản lí thành viên trong wordpress

Quản lý hồ sơ cá nhân

Mỗi thành viên được phép đăng nhập vào trang quản trị. Họ đều có thể tự chỉnh sửa hồ sơ cá nhân cho mình bằng cách vào menu Hồ sơ. Ở đây, mọi người có thể thay đổi tông màu cho trang quản trị, thay đổi tên họ, lựa chọn tên hiển thị (hiển thị tên tác giả trong bài viết), tiểu sử, ảnh đại diện cũng như thay đổi mật khẩu.

Tổng kết

WordPress có cách tạo và quản lý thành viên khá đơn giản và dễ dùng. Tuy nhiên, với những website đa chức năng, hoặc có những chức năng đặc biệt, chẳng hạn như website đào tạo online, thì cần những tính năng quản lý chi tiết hơn, phân chia rõ ràng hơn quyền hạn của từng nhóm thành viên. Lúc đó, bạn cần các plugin hỗ trợ quản trị người dùng, hoặc viết riêng tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng.

4.7 3 votes
Đánh giá bài viết
Học Wordpress:
Leave a Comment