Tìm hiểu các tính năng ẩn khi tạo bài viết

Ngày đăng: 11 - 03 - 2020 Lượt xem: 661 lượt

Xin chào các đồng môn!

Các bạn đã được hướng dẫn về cách tạo bài viết mới trong wordpress ở bài trước rồi. Hôm nay mình sẽ chia sẽ thêm một số tính năng khác khi tạo bài viết, mà thường là nó sẽ bị ẩn đi. Các tính năng wordpress này bị ẩn vì nó ít quan trọng có thể không cần tới khi tạo bài viết. Tuy nhiên, nó cũng có lợi ích riêng, nếu không WordPress chả việc gì phải đưa nó vào.

Để bật các tính năng này, bạn hãy nhìn phía trên cùng của trang có cái liên kết Tuỳ chọn hiển thị. Bạn hãy nhấn vào đó nó sẽ ra các lựa chọn như hình dưới. Trong mục các hộp, bạn cứ tick chọn hết dùm mình các ô chưa chọn nhé.

tạo bài viết trong wordpress

Sau đó bạn kéo xuống sẽ thấy xuất hiện thêm các tính năng tuỳ chọn như bên dưới. Bây giờ mình sẽ giải thích ý nghĩa cũng như công dụng của các tính năng ẩn này nhé.

tạo bài viết trong wordpress

Ý nghĩa các tính năng ẩn trong bài viết wordpress

1. Tóm tắt:

Đây chính là phần tóm tắt nội dung, mô tả về nội dung chính của bài viết. Về cơ bản thì phần tóm tắt này nó sẽ chả hiện ở đâu cả, kể cả trong bài viết. Tuy nhiên, một số giao diện lại dùng phần tóm tắt này để hiển thị ra ngoài danh sách bài viết hoặc cho một mục đích khác.

2. Gửi trackback:

Trackbacks là một liên kết trỏ ngược lại nếu bạn trong bài viết này bạn tạo liên kết tới bài viết khác. Ví dụ bạn soạn bài viết trên website A và có gắn liên kết trỏ về bài viết của một website B. Chức năng Gửi trackbacks này sẽ giúp bạn gửi một thông báo pingbacks đến bài viết được liên kết trên website B. Ngoài ra bài viết này sẽ tự động hiển thị liên kết trỏ tới bài viết của bạn trên website A ở phần cuối bài viết.

Để tính năng này hoạt động được thì cả hai website đều sử dụng WordPress và tính năng trackback/pingback của cả hai website phải đạt được bật (mặc định nó sẽ bật).

3. Trường tuỳ chỉnh:

Đây là một tính năng nâng cao của bài viết. Nó thường ít khi sử dụng tới, trừ khi bạn tạo các giao diện riêng và có nhu cầu thêm thông tin cho bài viết. Chẳng hạn, bạn muốn tuỳ chỉnh giao diện bài viết thì bạn điền như dưới: Tên viết liền hoặc có dấu “-” nếu có nhiều trường thì Tên phải là duy nhất. Giá trị cho trường, là nội dung sẽ hiện ra trong bài viết. Trong giao diện, bạn sẽ dùng code để gọi cái Tên của trường, Giá trị tương ứng sẽ hiện ra trong bài viết.

 

Tạo bài viết trong wordpress

4. Thảo luận:

Đây là tính năng cho phép bạn có thể mở hoặc tắt bình luận cho riêng bài viết này.

5. Chuỗi cho đường dẫn tĩnh:

Là đường dẫn liên kết của bài viết. Mặc định thì wordpress sẽ tự tạo đường dẫn theo tên bài viết đã bỏ khoảng trắng và thêm “-“. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo đường dẫn theo ý mình thích bằng cách điền vào ô này.

6. Tác giả:

Lựa chọn tác giả cho bài viết này thích hợp cho những người muốn sống ảo. Họ muốn thể hiện website của mình có nhiều tác giả nhưng thực chất chỉ có 1 người đăng bài. Bạn tạo nhiều thành viên sau đó mỗi bài viết lại chọn một tác giả khác ở đây là người ta sẽ “nghĩ là nhiều lắm”.

Tổng kết

Trên đây là một số tính năng wordpress khi tạo bài viết mà bình thường ẩn đị. Mình đã giải thích ý nghĩa của chúng, nên nếu không có nhu cầu bạn cũng chẳng cần quan tâm, cứ cho ẩn đi cho gọn gàng nhé. Các ơn các bạn đã xem bài!

5 2 votes
Đánh giá bài viết

Nhận thông báo
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Hướng dẫn chống copy trên WordPress đơn giản, hiệu quả

Hướng dẫn chống copy trên WordPress đơn giản, hiệu quả

13 - 10 - 2022

Chống copy trên Wordpress là điều mà chúng ta cần phải quan tâm nếu không muốn sự sáng tạo...

2 cách kiểm tra dung lượng hosting đơn giản dễ thực hiện nhất

2 cách kiểm tra dung lượng hosting đơn giản dễ thực hiện nhất

01 - 10 - 2022

Kiểm tra dung lượng hosting là điều cần phải làm khi bạn quản trị một website. Nếu dung lượng...

Genesis Framework là gì? Top 6 Genesis Framework tốt nhất hiện nay

Genesis Framework là gì? Top 6 Genesis Framework tốt nhất hiện nay

29 - 09 - 2022

Genesis Framework là gì? Đây là một khung Theme Framework được StuidoPress phát triển. Genesis Framework đem lại cho...

Hướng dẫn chỉnh sửa HTML trong WordPress đơn giản nhất

Hướng dẫn chỉnh sửa HTML trong WordPress đơn giản nhất

13 - 09 - 2022

Chỉnh sửa HTML trong WordPress là một cách hữu hiệu để tùy chỉnh giao diện website theo ý mình,...

Hướng dẫn 2 cách trỏ domain về host cPanel đơn giản nhất

Hướng dẫn 2 cách trỏ domain về host cPanel đơn giản nhất

13 - 09 - 2022

Trỏ domain về host cPanel là điều mà các bạn lập trình viên cần phải thực hiện. Bởi vì...

Cách chèn Google Form vào WordPress chi tiết nhất

Cách chèn Google Form vào WordPress chi tiết nhất

12 - 09 - 2022

Google Forms là một công cụ vô cùng tuyệt vời để thu thập thông tin của người dùng thông...

0
Would love your thoughts, please comment.x